Bình Định và Viettel hợp tác chuyển đổi số
Các nhà nghiên cứu cho biết, về nguyên tắc, lượng protein không được cao hơn nhiều so với khuyến nghị, cụ thể là 48 gram mỗi ngày đối với thanh thiếu niên nữ từ 15 đến 17 tuổi.'Điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt bằng phương pháp mới, không phẫu thuật'
Ngày tết đến, chúng ta thường thấy người lớn lì xì cho trẻ nhỏ để chúc chăm ngoan, học giỏi. Mở rộng hơn, con cháu ngày nay cũng lì xì cho cha mẹ, ông bà để chúc sức khỏe, bình an. Bạn bè, đồng nghiệp lì xì nhau để chúc năm mới vạn sự như ý...Thượng tọa Thích Trí Chơn, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, Viện chủ tu viện Khánh An cho hay, lì xì xuất phát từ tiếng Trung Hoa 利事 (lợi sự), tức là chúc cho một năm mới với những điều lợi ích, may mắn.Tại Việt Nam, chúng ta hay tặng cho nhau một bao lì xì hình chữ nhật màu hồng hoặc màu đỏ, màu biểu tượng cho thành công, thắng lợi, hạnh phúc, an lành. Trong bao lì xì, đồng tiền lớn hay nhỏ không quan trọng.Thượng tọa Thích Trí Chơn chia sẻ, lì xì từ lâu đã trở thành một phong tục, có ý nghĩa gián tiếp nhắc nhở mọi người hãy làm những thiện sự (việc tốt) để có những hoa trái thiện lành. từ những nhân thiện để chúng ta có hoa trái thiện lành.Như vậy, chỉ là lời chúc, lì xì còn là một cách chúng ta nương vào đó để nhắc nhở mình làm những việc có lợi cho chính mình, mọi người xung quanh, xã hội và cả môi trường.Theo Viện chủ tu viện Khánh An, bao lì xì thường có màu đỏ có thể giải thích là do xuất phát từ lửa. Về cơ bản, chúng ta hay nói ngọn hồng nhưng màu của lửa được cụ thể hóa lên màu đỏ - màu của lợi ích, màu của thắng lợi, vinh quang, chói sáng. Bên cạnh đó, trong văn hóa của nhiều nước châu Á, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, cát tường, thịnh vượng... nói chung là màu của những điều tốt đẹp. Vì vậy, ngày tết không thể thiếu màu đỏ, bao lì xì đa phần của màu đỏ cũng vì mang ý nghĩa chúc cho nhau những điều tốt đẹp như vậy. Ngoài ra, ngày tết người Việt còn có tục đi chùa hái lộc. Theo thượng tọa Thích Trí Chơn, lộc là một mầm nhú ở trên các cây xanh, thường mùa xuân thì nảy nở đâm chồi. Người Việt xưa có tục lên chùa hái lộc đầu năm, theo thông lệ đó, người ta đến chùa sẽ cầm về chiếc lá, cành hoa ở chùa về nhà mang tính biểu tượng như lộc, từ đó sinh sôi nảy nở cho ra hoa thơm trái ngọt. Tất cả đều chỉ mang tính biểu tượng. Tuy nhiên, Viện chủ tu viện Khánh An cho hay, tục đi chùa hái lộc đầu năm đã không còn phù hợp trong lối sống hiện tại. Ngày nay, nhiều chùa ở Việt Nam được bao phủ bởi cây cối để cho góp phần cho không gian tươi xanh. "Nếu ai đi chùa đầu năm cũng hái lộc, bứt lá, bẻ cành, ngắt hoa thì sẽ rất phản cảm, mất đi hình ảnh đẹp, một môi trường nhiều người đến chiêm ngưỡng nên nếu có thể chúng ta chỉ cần quán nguyện lộc ở trong tâm thức của mình. Những hạt giống tươi tốt, đẹp, thơm trong trái tim mình cố gắng vun bồi, nuôi dưỡng thì có được lộc tốt nơi chính mình khi tiếp xúc Đức Phật hay hơn là mình bẻ cành, chiết lá mang về nó không còn phù hợp trong bối cảnh hôm nay", thượng tọa Thích Trí Chơn chia sẻ.
Chiến sự Ukraine ngày 759: Nga giành thêm làng gần Bakhmut, Kyiv chưa có viện trợ Mỹ
Báo Thanh Niên cập nhật nhanh nhất kết quả xổ số (KQXS), kết quả xổ số miền Bắc (XSMB), kết quả xổ số miền Nam (XSMN), kết quả xổ số miền Trung (XSMT), kết quả xổ số điện toán trực tiếp nhanh nhất hôm nay chủ nhật ngày 26.1.2025.KQXS Tiền Giang, Kiên Giang, Đà Lạt, Khánh Hòa...Mời bạn đọc xem kết quả xổ số (KQXS) miền Bắc (XSMB), kết quả xổ số miền Nam (XSMN), kết quả xổ số miền Trung (XSMT) được cập nhật trên Báo Thanh Niên mỗi ngày.
Tại Hà Nội và Thái Bình, giá heo hơi tăng 1.000 đồng lên 68.000 đồng/kg, mức cao nhất cả nước và cao nhất 2 năm qua. Một số tỉnh khác cũng tăng 1.000 đồng lên 67.000 đồng/kg như: Tuyên Quang, Lào Cai, Vĩnh Phúc. Các tỉnh có giá heo 66.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực miền Bắc gồm Nam Định, Yên Bái, Ninh Bình. Các tỉnh còn lại giữ giá 67.000 đồng/kg.
Bản giao hưởng lãng mạn cho tình nhân trong ánh nến riêng tư ngọt ngào
Ngày 9.2, anh Trần Đăng Dân (46 tuổi, H.Bình Chánh, TP.HCM) cho biết đã trình báo Công an xã Vĩnh Lộc A (H.Bình Chánh) về việc ông Trần Vệ (66 tuổi, quê tỉnh Quảng Bình; ba ruột anh Dân) chở cháu đi học rồi mất liên lạc với gia đình nhiều ngày, chưa thấy về.Theo anh Dân, sáng 7.2, ông Vệ chạy xe đạp từ nhà ở đường Liên ấp 2-3-4 (xã Vĩnh Lộc A) chở cháu gái đến Trường tiểu học Vĩnh Lộc 2 (H.Bình Chánh) để đi học. Sau khi chở cháu gái đi học, đến trưa cùng ngày, người nhà không thấy ông Vệ quay về nhà nên đi tìm. Đến thời điểm hiện tại, đã 2 ngày gia đình mất liên lạc hoàn toàn với ông Vệ. Gia đình đi tìm nhiều nơi nhưng không gặp và cũng đã báo Công an xã Vĩnh Lộc A (H.Bình Chánh) để hỗ trợ tìm kiếm ông Vệ.Cũng theo anh Dân, hằng ngày con gái anh đi học đều do cha mẹ hoặc nhờ hàng xóm đưa đi giúp.Sáng 7.2, khi mọi người chưa kịp đưa bé đi học, vì thương cháu, ông Vệ lấy xe đạp chở cháu đi học.Đoạn đường từ nhà anh Dân đến trường học của con gái chỉ hơn 1,5 km. Tuy nhiên, theo anh Dân, ba ruột của anh từ quê Quảng Bình mới vào TP.HCM được 1 ngày (vào ngày 6.2) để thăm con cháu. Do chưa quen đường, đây có thể là nguyên nhân khiến ông Vệ bị lạc. Theo đó, khi đi ông Vệ chạy chiếc xe đạp màu trắng, quần dài màu xanh bộ đội, áo xanh biển đậm.Ông Trần Vệ đã mất liên lạc 2 ngày nay, hiện gia đình anh Dân cùng Công an xã Vĩnh Lộc A (H.Bình Chánh) đang tìm kiếm. Người dân khi thấy hay biết thông tin gì về ông Trần Vệ xin liên hệ gia đình qua số điện thoại 0938 717415.